Description
Ngày nay, với mong muốn tự động hóa các dây chuyền sản xuất với mục đích tiết kiệm chi phí, tăng năng suất. Vì thế việc lắp đặt tủ điện công nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Nhu cầu tìm hiểu các hướng dẫn lắp đặt đấu nối tủ điện công nghiệp rất nhiều. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của tủ điện công nghiệp hiện nay. Vậy làm thế nào để có thể hiểu, lắp đặt và đấu nối tủ điện công nghiệp được chính xác? Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó! Hãy đến với Max Electric VN để được tư vấn miễn phí khi lắp đặt tủ điện công nghiệp.
TÍNH TOÁN THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỂ CHỌN THIẾT BỊ
Đây là khâu rất quan trọng trong việc lắp đặt và đấu nối tủ điện công nghiệp. Vì nếu chúng ta chọn sai thiết bị không đúng với bản vẽ thì sản phẩm của chúng ta sẽ không có giá trị. Khách hàng sẽ không nhận bàn giao sản phẩm, điều đó có nghĩa là chúng ta không thu lại được tiền. Chính vì vậy, trước khi lắp đặt và đấu nối tủ điện chúng ta cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật. Nghiên cứu kỹ mạch điện xem có chỗ nào chưa chuẩn để phản hồi lại với khách hàng. Đưa ra giải pháp cuối cùng trước khi lắp đặt tủ điện công nghiệp..
GIA CÔNG LẮP ĐẶT PHẦN VỎ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.
- Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp , cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
- Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
- Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Chú ý: Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.
SẮP XẾP CÁC THIẾT BỊ BÊN TRONG TỦ
- Các thiết bị như đèn báo pha, đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ chỉ thị, chuyển mạch đặt ở vị trí trên cao. Giúp người vận hành dễ dàng quan sát các chỉ số đo trên thiết bị.
- Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới giúp việc thao tác trong quá trình vận hành dễ dàng nhất
- Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ). Thuận tiện cho quá trình vận hành. Các vị trí lấy tâm tủ làm điểm giữa và phát triển dần sang hai bên. Tạo cho mặt tủ có sự cân bằng và đối xứng giữa các thiết bị với nhau. Giúp người sử dụng không bị rối và làm cho tủ thêm phần thẩm mỹ.
- Sắp xếp, bố trí các thiết bị bên trong tủ điện như: Cầu đấu, rơle, timer… bên trong tủ điện một cách khoa học. Hợp lý và dễ dàng khi đấu nối, thay thế hay sửa chữa.
- Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách. Sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ. Tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.
ĐẤU NỐI DÂY DẪN ĐIỆN VÀO TỦ
- Đấu nối dây giữa các thiết bị cần được kết nối một cách chính xác và khoa học.
- Có sự phân biệt rõ ràng giữa màu của các phase, có đầu số ghi cầu đấu chi tiết giúp việc sửa chữa và bảo trì sau này dễ dàng
- Mạch điều khiển và mạch động lực cần đi xa nhau tránh hiện tượng bị nhiễu tín hiệu đối với các con sensor hay cảm biến.
- Đối với các dây đấu nối tín hiệu cần mua loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt.
- Nên đấu nối tuần tự từ mạch động lực sau tới mạch điều khiển.
XÔNG ĐIỆN CHẠY THỬ VÀ BÀN GIAO
- Sau khi đấu nối hoàn thiện lắp đặt tủ điện công nghiệp. Chúng ta test tủ bằng đồng hồ trước khi xông điện. Việc này cần phải làm theo các bước và yêu cầu người kiểm tra có kinh nghiệm. Nếu làm không cẩn thận thì hậu quả rất nặng nề ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ, chất lượng và uy tín của công ty.
- Sau khi test nguội xong, chúng ta xông điện vào tủ và test các thiết bị có trong tủ. Từ đèn báo pha, đồng hồ đo chỉ số, chuyển mạch tới các thiết bị đóng cắt. Xem tất cả có hoạt động tốt không tránh việc các thiết bị không hoạt động do lỗi của nhà sản xuất. Từ đó chúng ta có phương án đổi mới và thay thế trước khi giao hàng cho khách. Chủ động được tiến độ và đúng cam kết đã đề ra.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp. công ty Max Electric VN đã cung cấp ra thị trường rất nhiều loại tủ điện công nghiệp và được khách hàng đánh giá và ủng hộ rất cao như: Làm tủ điện công nghiệp, lắp đặt tủ điện công nghiệp, cung cấp tủ điện công nghiệp, lắp ráp tủ điện công nghiệp, cách làm tủ điện công nghiệp, đấu nối tủ điện công nghiệp, sửa tủ điện công nghiệp, sửa tủ điện công nghiệp, sản xuất tủ điện công nghiệp…
Công ty Max Electric VN là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây chuyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.
ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ – LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN
VPDD: Tầng 5, số 3, đường Thọ Tháp, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng sản xuất: Khu CN Lai Xá, Xã Kim Chung Hoài Đức Hà Nội
ĐIỆN THOẠI: 0888 9211 88
Email: maxelectricvn@gmail.com