TÁC DỤNG CỦA TỤ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

 

Tác dụng của tụ bù công suất phản kháng là giúp tăng khả năng chịu tải của đường dây, nếu như ta sử dụng tụ bù ở cuối đường dây thì tính phản kháng sẽ giảm xuống, do đó mà đường dây điện có khả năng chịu tải lớn hơn.

TÁC DỤNG CỦA TỤ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG:

Khi đường dây kéo quá xa điện áp ở cuối dây bị sụt giảm nhiều làm động cơ không thể khởi động được thì nên sử dụng tụ bù. Giúp giảm tổn thất điện áp cho đường dây truyền tải, khi sử điện nếu như bị tổn thất điện áp thường do 2 yếu tố gây ra, yếu tố do công suất tác dụng thì ta không thể làm giảm được những yếu tố do công suất phản kháng thì ta có thể hoàn toàn giảm được.

Công suất truyền tải và thông số đường dây ảnh hưởng chính tới tổn thất điện áp của lưới điện.

Trong khi vận hành phải đảm bảo sao cho sự thay đổi điện áp tại từng vị trí trên lưới so với định mức nằm trong phạm vi điện áp cho phép.

Trong lưới truyền tải điện, chúng ta sử dụng các thiết bị tủ bù công suất chọn tủ bù công suất phản kháng (Tụ bù ngang, tụ bù dọc, kháng bù ngang) nhằm mục đích cải thiện điện áp các nút, ngoài ra việc bù công suất còn có thêm ý nghĩa:

– Cải thiện tính ổn định của điện áp các nút
– Tăng khả năng tải của đường dây
– Tăng độ dự trữ ổn định của hệ thống
– Giảm tổn thất hệ thống bằng việc phân bố lại công suất phản kháng trong hệ thống
Đây chính là những nguyên lý của tụ bù.

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

CẤU TẠO VÀ CÁCH THỨC LẮP ĐẶT TỤ BÙ CÔNG SUẤT:

  • các tụ điện thường lắp sẵn điện trở phóng điện để dập điện tích dư ở bên trong. 
  • Điện trở phóng điện của tụ thường được đấu song song với tụ. Khi cắt điện tụ, điện tích dư sẽ phóng điện qua các điện trở song song. 
  • Gây ra tổn thất điện năng của tụ điện 
  • Phải lựa chọn điện trở phóng điện phù hợp để vừa phát huy tác dụng giải phóng điện tích thừa và hạn chế sự tổn hao công suất. 
  • Thông thường lựa chọn trở phóng điện theo nguyên tắc 1W / 1kVAR.
  • Các tụ điện cao thế thường được chế tạo 1 pha, khi đấu vào lưới phải đấu tụ theo sơ đồ tam giác. 
  • Các tụ điện hạ thế thường được chế tạo kiểu 3 pha được đấu sẵn theo sơ đồ tam giác chịu điện áp dây. 
  • Các tụ bù CSPK được đấu nối vào mạng điện theo sơ đồ hình tam giác.   

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

VỊ TRÍ ĐẶT TỤ BÙ CÔNG SUẤT TRONG MẠNG ĐIỆN:

  • Đặt tù bù ở phía cao áp.
  • Đặt tụ bù tại thanh cái hạ áp của TBA.
  • Đặt tụ bù tại tủ động lực. 
  • Đặt tụ bù tại cực của các động cơ .

– Công suất hữu dụng P (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải.

 – Công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như : động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp…

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

 Để đánh giá ảnh hưởng của CSPK đối với hệ thống người ta sử dụng hệ số công suất  Cosphi, trong đó : Cosphi=arctg P/Q.

1. Trả tiền trực tiếp cho điện lực, tiền này thường được gọi là “tiền phạt” (theo tôi hiểu trước đây các công tơ điện không hiển thị công suất Q, do đó người sử dụng không thấy được lượng công suất Q mình sài mà vẫn phải trả tiền nên gọi là “phạt”)

2. Lắp đặt tụ bù công suất tại chỗ. Bản chất của tụ bù giống như một máy phát điện, nhưng nó phát công suất phản kháng Q Khi nào thì nên lắp tụ bù?

Theo qui định của điện lực khi hệ thống tiêu thụ của bạn có cos phi <=0.85 thì lượng Q tiêu thụ bắt đầu được tính tiền

Một VD sau bạn sẽ hình dung được tiền phải trả cho công suất Q: Ví dụ bạn có một thiết bị điện công suất 100kW, Cos phi = 0.80, mỗi ngày chạy 10h. Ta sẽ có những số liệu như sau: điện năng sử dụng trong 1 giờ: 100kW * 1h = 100kWh, điện năng sử dụng trong 1 ngày (10 giờ): 100kW * 10h = 1,000kWh, điện năng sử dụng trong 30 ngày: 1,000kWh * 30 ngày = 30,000kWh, tỉ lệ trả thêm tiền mua điện năng phản kháng: 6.25% (qui định ngành điện), giả sử bạn sử dụng điện cho sản xuất và chỉ sử dụng trong thời gian bình thường. Tạm lấy ví dụ bằng bảng giá điện từ 01/07/2012:

Tiền mua điện năng tác dụng: 30,000kWh * 1,278 VND/kWh = 38,340,000VND

Tiền mua điện năng phản kháng: 38,340,000VND * 6.25% = 2,396,250VND

Như vậy, nếu tính toán bù phù hợp, bạn có thể “né” được tiền phạt mỗi tháng khoảng 2,400,000VND.

Nếu bù thì bạn phản đầu tư chi phí. Vì trong ví dụ này tôi chỉ có 1 thiết bị điện nên chỉ cần mua tụ bù và bù trực tiếp vào thiết bị điện là được. Để nâng từ Cos phi từ 0.8 => 0.9 trong ví dụ trên ta cần 25kVar. Giá đầu tư hiện tại khoảng 1,000,000VND. Như vậy chỉ 1/2 tháng ta đã lấy lại vốn.

 

THIẾT KẾ TỦ TỤ BÙ COS PHI:

Tụ bù cos phi là thiết bị sử dụng cho mục đích cải thiện chất lượng điện áp, nâng cao chất lượng điện năng, giảm tiêu hao thiết bị năng lượng điện. Công suất phản kháng bị sinh ra chủ yếu là do các phụ tải thay đổi và lưới điện thay đổi.

Đặc điểm tụ bù cos phi

Tụ bù bao gồm Tụ bù Hạ thế, Tụ bù Trung thế, Tụ bù Cao thế

Về cơ bản có 2 loại dễ dàng phân biệt được: Tụ dầu và tụ khô

– Tụ khô, hình dạng thường là hình tròn

– Tụ dầu thường là hình chữ nhật.

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

Công ty Max Electric VN là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây truyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.

 

ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ – LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN

VPDD: Tầng 5, số 3, đường Thọ Tháp, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Xưởng sản xuất: Khu CN Lai Xá, Xã Kim Chung Hoài Đức Hà Nội

ĐIỆN THOẠI: 0888 9211 88

Email: maxelectricvn@gmail.com

 

Related Posts:

BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

  Với tất cả các loại tủ điện nói chung...

TỦ ĐIỆN TỤ BÙ CÔNG SUẤT

  Tủ điện tụ bù dùng để bù công suất bị...

CẢM BIẾN ĐO MỨC

 Cảm biến đo mức là thiết bị để xác định...