BIẾN TẦN

Vào năm 1888 Nikola Tesla đã phát minh động cơ cảm ứng xoay chiều 3 pha đầu tiên, vài thập kỷ sau thì biến tần mới ra đời để giải quyết vấn đề điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều. Tại sao tôi nói vấn đề này , sở dĩ như vậy là vì khi Tesla tạo ra động cơ cảm ứng xoay chiều 3 pha tất nhiên nó tốt hơn và đáng tin cậy hơn động cơ 1 chiều của Edison nhưng việc điều khiển động cơ xoay chiều yêu cầu hoặc thay đổi từ thông hoặc thay đổi số cực trên động cơ.

Thậm chí khi động cơ cảm ứng được sử dụng rộng rãi thì sự thay đổi tần số để điều khiển tốc độ  vẫn là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và cấu trúc vật lý của động cơ ngăn cản các nhà sản xuất tạo ra thiếu nhiều hơn 2 cấp độ. Vậy biến tần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra làm sao mà có thể điều khiển được tốc độ động cơ cảm ứng xoay chiều 3 pha…Max Electric VN sẽ giúp bạn tìm hiểu về biến tần nhé.

BIẾN TẦN LÀ GÌ?

Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó biến tần có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).
Công dụng của biến tần?

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BIẾN TẦN:

–  Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

– Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

HOTLINE: 0888921188

–  Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp – tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
  –  Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
  –  Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG BIẾN TẦN:

– Biến tần có thể thay đổi tốc độ động cơ dễ dàng, bởi vậy dòng khởi động của động cơ sẽ không vượt quá 1.5 lần so với dòng khởi động truyền thống bằng sao-tam giác, (4~6) lần dòng định mức.

– Nhờ dễ dàng thay đổi tốc độ cho nên có thể tiết kiệm điện năng cho các tải thường không cần phải chạy hết công suất.

– Có thể giúp động cơ chạy nhanh hơn, thông thường là 54-60Hz, bình thường là 1500v/p với 50Hz, khi có biến tần thì 1800v/p với 60Hz, giúp tăng sản lượng đầu ra cho máy, tăng tốc độ cho các quạt thông gió.

– Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ cao áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.

– Quá trình khởi động từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.

– Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên hệ số cosphi đạt ít nhất là 0.96, công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, gần như được bỏ qua, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tủ tụ bù, giảm thiểu hao hụt đường dây.

HOTLINE: 0888921188

BIẾN TẦN 1 PHA VÀ 3 PHA:

biến tần 1 pha 220vac sang 3 pha 220vac, điều khiển cho động cơ 3 pha loại công suất nhỏ.

Nhìn cũng không có gì ghê gớm đâu. Đầu tiên sẽ nói về đấu nối dây cơ bản.

  • L1, L2, L3 là nguồn cấp 3 pha 220VAC hoặc 1 pha 220VAC cấp vào dây L1, L3.
  • T1, T2, T3 là dây nối vào động cơ 3 pha. Nếu động cơ có 6 dây thì ta đấu tam giác rồi mới đấu vào biến tần.

Về cơ bản thì giờ có thể cấp nguồn lên nhấn nút Run/STOP trên bàn phím là có thể chạy và dừng được rồi. Muốn tăng giảm tốc độ thì chỉnh biến trở trên bàn phím thôi.

Còn các chân còn lại thì sao? Đó là các chân điều khiển sẽ được mô tả qua sơ đồ sau.

Đọc đến đây nhiều người sẽ hoang mang không biết mình đang nói đến là biến tần nào đây, nhưng xin thưa với các bạn là tất cả các hãng đều giống nhau, chỉ khác các ký hiệu chân, còn về sơ đồ thì gần như nhau hết.

HOTLINE: 0888921188

Đối với chân AGND, ACI, AVI, 10V là các chân ngõ vào analog dùng để thay đổi tần số, tốc độ motor thay vì sử dụng núm vặn trên bàn phím. Các tín hiệu này có thể là 4-20mA (AGND + ACI), 0-10VDC (AGND + AVI), biến trở (AGND + AVI + 10V).

Đối với cụm (Multi-function input) là chân kích RUN va STOP cho phép chạy motor thay gì bấm trên bàn phím. thông thường chân S1, S2, S3, S4, S5 sẽ được quy định tùy chỉnh trong cài đặt phần mềm, Chạy thuận (24V+ S1), Chạy ngược (24V + S2), Emergency Stop (24V + S3), hai chân còn lại có thể chọn làm chân chọn tốc độ, ví dụ kích vào chân S4 thì chạy 30Hz, Chân S5 là 20Hz, nói chung là tùy chọn chức năng hết, và biến tần của hãng nào cũng có các chân như vậy, chỉ khác ký hiệu thôi.

Đối với chân RA và RB là chân ngõ ra tiếp điểm relay, có thể cài là tín hiệu khi biến tần RUN, STOP hoặc báo lỗi, tùy chọn.

Đối với chân AO và AGND là tín hiệu ngõ ra analog 0-10VDC thường để kết nối với 1 bộ hiển thị ngoài báo tốc độ motor chạy, hoặc làm tín hiệu điều khiển khác.

Đối với chân RS485 thì thường kết nối với máy tính, PLC, HMI để điều khiển, đọc và cài đặt các thông số từ xa.

CÁC LOẠI BIẾN TẦN THƯỜNG DÙNG HIỆN NAY:

Biến tần AC

Biến tần 1 pha – biến tần 3 pha dùng điện áp AC là loại biến tần phổ biến nhất & được dùng rộng rãi trong công nghiệp . Hầu  như 90% các motor trong nhà máy đều dùng biến tần AC .

HOTLINE: 0888921188

Biến tần DC

Để điều chỉnh điện áp đầu vào 1 chiều cho động cơ DC thì biến tần DC là một lựa chọn phù hợp nhất . Đây là loại biến tần dùng cho các ứng dụng đơn giản .

HOTLINE: 0888921188

Biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào

Nếu chúng ta có một điện áp 1 pha 220V và có một động cơ 3 pha 220V thì có thể dùng biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào để khởi động động cơ .

Tương tự nếu chúng ta có điện áp 1 pha 220V mà muốn điều khiển động cơ 3 pha 380V có công suất lớn hơn 2.2Kw thì cần làm các bước sau đây :

  • Mua một biến áp 220V sang 380V – tần số 50Hz , tuỳ theo công suất mà chúng ta chọn loại dòng 10-20 A
  • Mua một biến tần 3 pha 380V có công suất lớn hơn công suất động cơ khoảng 20%

Đầu tiên cấp nguồn 220V cho biến áp , từ biến áp ra 380V chúng ta cấp cho biến tần  .Biến tần sẽ có 3 chân đầu vào L1-L2-L3 chúng ta kết nối nguồn 220V vào chân L1/R và L3/T còn chân L2 không sử dụng . 

Với cách làm này chúng ta đã có thể điều khiển Motor có công suất lớn với nguồn 220V để điều khiển motor 380V .

Đối với các motor 3 pha nguồn 220V có công suất dưới 2.2Kw thì chúng ta chỉ cần dùng biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V thì có thể dùng trực tiếp mà không cần sử dụng tới máy biến áp .

HOTLINE: 0888921188

Biến tần chỉnh độ rộng xung

Biến tần điều chỉnh độ rộng xung (PWM) là loại biến tần phức tạp nhất. Nó cũng cho phép Motor điện hoạt động hiệu quả hơn. PWM thực hiện điều này thông qua việc sử dụng các bóng bán dẫn. Các bán dẫn chuyển đổi dòng điện một chiều ở các tần số khác nhau và do đó cung cấp một loạt các xung điện áp cho động cơ động cơ điện. Mỗi xung được chia thành từng phần để phản ứng với điện kháng của động cơ điện và tạo ra dòng điện thích hợp trong động cơ điện.

Biến tần Vector – biến đổi độ rộng xung

Biến tần vector dòng biến đổi độ rộng xung là một loại biến tần mới. Chúng sử dụng một loại hệ thống điều khiển thường kết hợp chặt chẽ với động cơ điện một chiều. Các biến tần có một bộ vi xử lý, chúng được kết nối với động cơ điện thông qua một vòng điều khiển kín. Điều này cho phép bộ xử lý có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của động cơ điện.

TẠI SAO LẠI LÊN CHỌN BIẾN TẦN CỦA CÔNG TY MAX ELECTRIC VN:

– Công ty Max Electric VN là đơn vị hàng đầu về thiết kế, thi công , lắp đặt tủ điện công nghiệp. Với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, luôn luôn sẵn sàng tư vấn 24/24h khi quý khách có nhu cầu. Ngoài ra công ty Max Electric VN cũng là đại lý tóp một về phân phối các thiết bị phục vụ cho lắp đặt tủ điện như: Cầu dao điện, các loại aptomat, thang và máng cáp

– Đặc biệt là tất cả các loại biến tần của các hãng hàng đầu thế giới: Biến tần mitsubishi, biến tần delta, biến tần schneider, biến tần abb, biến tần abb, biến tần 3 pha, biến tần ls…

– Tất cả các sản phẩm được bảo hành chính hãng lên đến 12 tháng.

– Miễn phí vận chuyển trong nội thành.

– Tư vấn miễn phí 24/24h. 

– Đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.

– Giá  thành cạnh tranh nhất thị trường, nhiều ưu đãi và chiết khấu cao.

Công ty Max Electric VN là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây chuyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.

 

ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ – LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN

VPDD: Tầng 5, số 3, đường Thọ Tháp, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Xưởng sản xuất: Khu CN Lai Xá, Xã Kim Chung Hoài Đức Hà Nội

ĐIỆN THOẠI: 0888 92 1188

Email: maxelectricvn@gmail.com

 

Related Posts:

tu-dien-phan-phoi

5 LOẠI TỦ ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT

Tủ điện là thiết bị không thể thiếu trong các...

TOP NHỮNG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP BÁN CHẠY NHẤT

Top những tủ điện công nghiệp bán chạy nhất hiện...

APTOMAT 1 PHA

Ngày nay để đảm bảo an toàn cho hệ thống...