RƠ LE BẢO VỆ TỰ ĐỘNG HÓA DÒNG ĐIỆN CỰC ĐẠI

Trong kỹ thuật điện. Rơ le bảo vệ tự động hóa dòng điện cực đại là một thiết bị được thiết kế để gửi tín hiệu cắt máy khi trong lưới điện có một lỗi sự cố nào đó được phát hiện. Các rơle bảo vệ đầu tiên là các thiết bị điện từ, dựa trên hoạt động của cuộn dây điện từ tác động lên các bộ phận truyền động để phát hiện các điều kiện hoạt động bất thường như quá dòng, quá áp, dòng công suất ngược, quá hoặc thấp tần số.

 

Ý NGHĨA BẢO VỆ RƠ LE TỰ ĐỘNG HÓA DÒNG ĐIỆN:

-Hệ thống CCĐ gồm nhiều phần tử và phân bố trên phạm vi không gian rộng. Trước tiên ta phải tính toán điện trong mạng điện. Vậy trong quá trình vận hành có nhiều sự cố xảy ra như: Quá điện áp do sét đánh, quá dòng điện do xảy ra ngm. Tần số dòng điện giảm thấp do hệ thống quá tải vv…

– Để nhanh chóng loại trừ các phần tử đó ra khỏi hệ thống CCĐ người ta thường đặt các thiết bị Rơ le bảo vệ tự động hóa dòng điện cực đại

– Mục đích bảo vệ rơ le: 
+ Nhanh chóng loại trừ phần tử sự cố để đảm bảo cho hệ thống CCĐ làm việc an toàn.

+ Báo tín hiệu cho nhân viên vận hành biết về tình trạng làm việc không bình thường để kịp thời xử lý (quá tải, sụp áp, giảm điện trở cách điện..)

+ Phối hợp các thiết bị tự động hóa để thực hiện các phương thức vận hành như: Tự động đóng lập lại, tự động dòng dự trữ, tự động sa thải phụ tải theo tần số.

– Tự động nhanh: Nhằm giảm phạm vi sự cố, rút ngắn thời gian sự cố. Trường hợp tình trạng làm việc không bình thường cho phép tác động có trì hoán thời gian.

– Chọn lọc: Mục đích của bảo vệ là loại trừ phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống, Vì vậy tác động phải có chọn lọc, chính xác 

– Tin cậy: Khi xảy ra sự cố TB bảo vệ phải đảm bảo làm việc chắc chắn , không được tác động trước hoặc sau trị số chỉnh định.

– Nhậy: Độ nhậy của bảo vệ phản ánh khả năng phản ứng của nó với mọi mức độ của sự cố. Độ nhậy của TB bảo vệ rơ le được biểu thị bằng tỉ  số dòng ngắn mạch nhỏ nhất với dòng chỉnh định sơ cấp.

CÁC HÌNH THỨC BẢO VỆ TRONG HT -CCĐ:

– Thường dùng các loại sau:

– Bảo vệ dòng điện cực đại : Có thời gian duy trì, dùng để bảo vệ quá tải và làm bảo vệ dự phòng cho các loại bảo vệ khác.

– Bảo vệ nhanh: Cũng là loại bảo vệ dòng điện cực đại nhưng tác động  nhanh (không có thời gian duy trì). Dùng để bảo vệ ngắn mạch.

– Báo tín hiệu: Báo tình trạng cách điện của mạng.

1. Các loại rơ le và sơ đồ sơ le máy biến dòng: 

– Rơ le có các loại như sau: 

+ Theo dòng điện tác động: Rơ le 1 chiều, xoay chiều.

+ Theo tham số tác động: Rơ le dòng điện, điện áp, công suất và tổng trở.

+ Theo nguyên tắc làm việc: Điện tử, bán dẫn, cảm ứng, số.

+ Theo nguyên tắc tác động: Tác động trực tiếp, gián tiếp 

– Sơ đồ nối rơ le vào TB: Với mạng có trung điểm cách đất.

– Nguồn thao tác: Thường cung cấp cho mạch bảo vệ cho rơ le mạch tự động hóa tín hiệu có thể là nguồn một chiều hoặc xoay chiều.

+ Nguồn một chiều: Thường cung cấp các bộ acquy 24 ÷ 220 V. Ưu điểm không phụ thuộc vào trạng thái của mạng, tin cậy cao.

+ Nguồn xoay chiều: Lấy từ mạng thông qua BU.

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

2. Bảo vệ dòng điện cực đại: 

– Làm việc theo sự tăng của dòng điện khi nó vượt quá giá trị chỉnh định cho trước. Nó phản ứng theo dòng điện khác với dòng điện trong chế độ bình thường như: dòng quá tải, dòng trạm đất, dòng ngắn mạch…

+ Bảo vệ dòng điện cực đại có bộ phận duy trì thời gian: Thiết bị bảo vệ chỉ tác động khi có dòng điện vượt quá giá trị chỉnh định và tồn tại quá thời gian duy trì đã được đặt trước. Thường được dùng bảo vệ quá tải và bảo vệ dự phòng.

+ Bảo vệ cắt nhanh không có thời gian duy trì: (hoặc có thời gian nhưng thời gian rất ngắn). Tính chọn lọc của chúng được đảm bảo bằng cách chỉ tác động khi có dòng điện chạy qua lớn hơn dòng ngm. khi xảy ra sự cố ở 1 điểm đã cho nào đó của mạng trong phạm vi bảo vệ của nó. Hoặc theo thời gian duy trì.

+ Bảo vệ dòng điện cực đại có thời gian duy trì độc lập (thời gian duy trì không phụ thuộc vào dòng điện qua bảo vệ).

+ Bảo vệ dòng điện cực đại có thời gian duy trì phụ thuộc (thời gian duy trì phụ thuộc vào dòng điện).

 

HOTLINE: 0888 92 1188

 

2. Bảo vệ dòng điện cắt nhanh: 

– Nhằm nhanh chóng loại trừ dòng ngắn mạch, vì vậy bảo vệ này được chỉnh định theo dòng điện ngắn mạch lớn nhất ở cuối vùng bảo vệ. Thiết bị bảo vệ sẽ tác động nhanh không có thời gian duy trì, dòng chỉnh định được tính như sau.

– Bảo vệ cắt nhanh không làm việc khi sự cố xảy ra ngoài vùng bảo vệ của nó.

– Bảo bệ cắt nhanh có ưu điểm bảo vệ được bộ phận quan trọng và ngược lại nhược điểm là nó hay để lại vùng chết (vùng không được bảo vệ) người ta thường đặt thêm các loại bảo vệ khác(bảo vệ cực đại có thời gian duy trì)

BẢO VỆ CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CCĐ:

– bảo vệ đường dây:

+ Mạng U < 1000 V      – Cầu chì để bảo vệ ngắt mạch

                                     – aptomat để bảo vệ ngm. và quá tải

để đảm bảo tính chọn lọc  -> cầu chì cấp trên phải đảm bảo lớn hơn cầu chì cấp dưới ít nhất là 1 cấp.

+ Mạng 6 – 10 kV  – Bảo vệ quá tải dùng BV dòng cực đại có thời gian duy trì độc lập

                                     –  Bảo vệ ngắn mạch dùng bảo vệ cắt nhanh.

                                     – Để tránh chạm đất 1 pha dùng thiết bị kiểm tra cách điện để báo tín hiệu (bảo vệ 3 pha năm trụ) hoặc dùng bảo vệ dòng thứ tự không.

+ Mạng ≥ 110 kV: Là mạng có trung tính trực tiếp  nối đất trên dòng  ngm. 1 pha là lớn nhất.

– Bảo vệ máy biến áp: Với máy biến áp cần phải bảo vệ để tránh các tình trạng làm việc không bình thường và sự cố:

+ Quá tải

+ Dầu BA giảm xuống dưới mức quy định.

+ Ngắn mạch giữa các pha ngắn mạch hay đầu ra của máy biến áp.

+ Ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng một pha.

+ Ngắn mạch trạm đất.

– Bảo vệ động cơ: Các dạng sự cố trong động cơ.

+ Ngắn mạch giữa các pha.

+ Ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng 1 pha.

+ Ngắn mạch trạm đất.

+ Quá tải, sụt áp.

– Bảo vệ tụ bù: 

+ Bảo vệ ngm. thường dùng cầu chì.

+ Với nhóm tụ dung lượng lớn Qb > 400 kVAr thường dùng máy cắt để đóng cắt. Trường hợp này ngoài cầu chì đặt ở từng pha từng thiết bị bảo vệ dòng cực đại có thời gian duy trì đặt chung cho cả nhóm.

TỰ ĐỘNG HÓA TRONG HỆ THỐNG CCĐ:

Nâng cao độ tin cậy CCĐ.

– Đơn giản sơ đồ nối dây.

– Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

– Các biện pháp tự động hóa thường dùng:

+ Tự động đóng lập lại TĐL.

+ Tự động đóng dự trữ.

+ Tự động điều chỉnh điện áp.

+ Tự động khởi động ĐC.

 

Công ty Max Electric VN là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây truyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.

 

ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ – LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN

VPDD: Tầng 5, số 3, đường Thọ Tháp, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Xưởng sản xuất: Khu CN Lai Xá, Xã Kim Chung Hoài Đức Hà Nội

ĐIỆN THOẠI: 0888 9211 88

Email: maxelectricvn@gmail.com

 

 

 

 

 

 

Related Posts:

PHỤ TẢI ĐIỆN VAI TRÒ CỦA PHỤ TẢI ĐIỆN

Phụ tải điện vai trò của phụ tải điện: Trong...

TẠI SAO PHẢI MUA TỦ ĐIỀU KHIỂN BƠM CHỮA CHÁY

  Hiện nay hầu hết các vụ hỏa hoạn đa...

CUNG CẤP TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

  Với kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại,...